Ngày nay, “giấc mơ bốn bánh” đã không còn xa vời với người Việt, nhờ sự đạ dạng của các loại sản phẩm cùng các gói vay tài chính hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn là một phương tiện có giá trị không nhỏ, nên người dùng vẫn tìm đến những sản phẩm được số đông lựa chọn, với tâm lý “ăn chắc mặc bền”.
Đối với các hãng xe Trung Quốc, thị trường Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng để phát triển, bất chấp những định kiến về chất lượng.
Xe Trung Quốc dồn dập “đổ bộ” thị trường Việt Nam
2023 là một năm đầy “sóng gió” với thị trường ô tô Việt Nam khi sụt giảm trở thành xu thế chung, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thế nhưng điều này cũng không thể ngăn ô tô thương hiệu Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại nước ta.
Khác với trước đây, các dòng ô tô Trung Quốc vào Việt Nam dưới diện chính hãng chứ không phân phối thông qua một bên thứ 3, thậm chí còn bắt tay với công ty sở tại để lắp ráp trong nước.
Đầu tiên là Wuling với mẫu cỡ nhỏ Mini EV, được TMT Motors lắp ráp và ra mắt vào ngày 29/6/2023. Tiếp đến, Tập đoàn Ô tô Thượng Hải (SAIC) tiếp quản việc phân phối các dòng xe MG tại Việt Nam từ ngày 1/7/2023, mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách nhập khẩu MG5 MT và MG RX5 từ Trung Quốc.
Đến tháng 8/2023, Haval – thương hiệu con của Tập đoàn Ô tô Trường Thành (GWM) – gia nhập thị trường Việt Nam với mẫu H6 HEV. Tháng 12 cùng năm, 2 thương hiệu ô tô Trung Quốc tiếp theo “đổ bộ” nước ta là Haima và Lynk & Co.
Không dừng lại, “làn sóng” xe Trung Quốc sẽ tiếp tục dâng cao ở năm 2024 khi nhiều mẫu xe mới được lên kế hoạch ra mắt, như GWM Tank 300, Baojun YEP, Haval Jolion…
Ngoài ra, BYD, Omoda & Jeacoo cũng rục rịch gia nhập Việt Nam. Aion – hãng xe thuần điện của Trung Quốc, trực thuộc Tập đoàn Ô tô Quảng Châu (GAC) – đã có nhà nhập khẩu và phân phối tại nước ta, dự kiến bắt đầu hoạt động vào tháng 6.
Như vậy, đã có tổng cộng đã có 5 thương hiệu ô tô Trung Quốc đang kinh doanh tại Việt Nam (Wuling, Haval, Haima…) và sắp có thêm 3 nhãn hàng nữa sắp bán xe. Con số này đã ngang các hãng xe Nhật Bản (Toyota, Suzuki, Honda, Nissan, Isuzu, Mazda, Lexus) và hơn hẳn Hàn Quốc (Hyundai, Kia).
Thậm chí, một số hãng xe lớn, như Volkswagen, còn có xu thế chuyển sang nhập khẩu xe từ Trung Quốc với những sản phẩm đã được giới thiệu như mẫu MPV Viloran hay Teramont X (SUV cỡ lớn).
Đại diện của hãng cho biết, các dòng xe được sản xuất tại thị trường này phù hợp với Việt Nam từ thiết kế cho đến trang bị.
Lựa chọn sản phẩm theo thị hiếu của khách Việt
Cùng với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới, khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, đa dạng phân khúc và giá bán. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các hãng xe Trung Quốc đã nghiêm túc nghiên cứu thị trường nước ta khi những mẫu xe được lựa chọn để giới thiệu đều hướng theo thị hiếu của người Việt.From: web game casino
Đa phần xe Trung Quốc được ra mắt trong năm 2023 và sắp về nước tới đây đều là loại gầm cao, như Haval H6 HEV, MG RX5, Haval hay GWM Tank 300.
Xe điện giá rẻ dưới 300 triệu đồng có mẫu Wuling Mini EV; xe hướng tới khách kinh doanh chạy dịch vụ có New MG5 MT (dưới 400 triệu đồng); và SUV hạng sang lên tới 2 tỷ đồng có Lynk & Co 09.
Xu thế chung dễ nhận thấy nhất của xe Trung Quốc tại Việt Nam là từ bỏ xe giá rẻ, tập trung vào phân phối các sản phẩm đắt tiền hơn. Giới chuyên gia nhận định, nước đi này có thể giúp các thương hiệu Trung Quốc xóa mờ định kiến về chất lượng, nhưng sẽ không phải việc “một sớm một chiều”.
Cần thời gian thử thách
Việc các mẫu xe Trung Quốc được phân phối chính hãng phần nào giúp khách Việt yên tâm khi lựa chọn, do khâu bảo dưỡng, chăm sóc đã được đảm bảo hơn. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người dùng thận trọng hơn trong chi tiêu, đa phần vẫn nhắm tới các sản phẩm đến từ thương hiệu Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Yếu tố này khiến các sản phẩm Trung Quốc vẫn luôn “chật vật” kiếm khách. Nhiều mẫu xe mới ra mắt được giảm giá liên tục, như Haval H6 HEV, nhưng tình hình kinh doanh vẫn không khả quan, theo chia sẻ của nhân viên tư vấn bán hàng.
Nếu nhìn vào giai đoạn những năm 2010, xe Hàn Quốc cũng từng gặp áp lực như xe Trung QuốcFrom: web game casino. Thời điểm đó, những sản phẩm đến từ xứ sở kim chi tuy có mẫu mã bắt mắt và giá rẻ hơn xe Nhật Bản nhưng vẫn bị chê bai do định kiến “xe Hàn không bền bằng xe Nhật”.
Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay, chất lượng của các mẫu xe Hàn Quốc đã được cải thiện nhiều, không còn tình trạng hỏng vặt; thậm chí, nhiều sản phẩm liên tục bán chạy nhất phân khúc cạnh tranh, như Hyundai Accent (sedan hạng B) hay Kia Sonet (SUV hạng A).
Vậy nên, xe Trung Quốc không phải là không có cơ hội tại Việt Nam. Nhưng để thay đổi được định kiến của số đông, các hãng xe đến từ thị trường láng giềng cần kinh doanh với tâm thế không buông bỏ, kiên trì, và tất nhiên điều quan trọng nhất vẫn là trau chuốt sản phẩm.
Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng xe Trung Quốc đang dần trở thành một “thế lực mới” tại thị trường ô tô Việt Nam. Với những khách hàng trẻ tuổi không quá quan tâm đến định kiến của thế hệ cũ, xe Trung Quốc vẫn có sự hấp dẫn nhất định về mẫu mã hay công nghệ.